3. Tính sáng tạo và tính nghệ thuật trong trường học Waldorf Giáo_dục_Waldorf

Một nghiên cứu về khả năng vẽ tranh giữa trẻ em của trường Waldorf và các trường khác đã chỉ ra rằng: Cách dạy nghệ thuật ở trường Waldorf không chỉ tạo cho trẻ một khả năng sáng tạo hơn trong bản vẽ cũng như cách dùng màu mà các bản vẽ còn chi tiết và chính xác hơn [15]. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng học sinh Waldorf có điểm số cao hơn trong các kỳ kiểm tra Creative Thinking Ability hơn là các học sinh ở các trường công lập [16]. Một ví dụ khác về sự thành công của giáo dục Waldorf là trường T.E. Mathews Community ở Yuba Counti, California dành cho những học sinh không có khả năng. Ngôi trường này chuyển sang phương pháp Steiner vào những năm 90. Năm 1999 nghiên cứu đã chỉ ra rằng học sinh ở đây trở nên tiến bộ trong việc nghe giảng, và vì thế có kết quả tốt hơn trong việc học cũng như các mối quan hệ xã hội trở nên tốt hơn [17]. Nghiên cứu này cũng chứng minh sự kết hợp hiệu quả giữa các tiết học cũng như các hoạt động khác, đó là cách tốt nhất để học sinh phát triển khả năng của mình. Nghiên cứu cũng chỉ ra những tiến bộ của học sinh trong việc học toán, tính cộng đồng..Giáo sư Robert Peterkin coi giáo dục Waldorf như là một phương pháp giáo dục mà có thể áp dụng cho tất cả học sinh [18]. Thomas Nielsen cân nhắc những cách tiếp cận trong phương pháp dạy học sáng tạo của Waldorf (kể chuyện, nghệ thuật, thảo luận và sự cảm thông) có những tác động theo hướng khuyến khích đối với sự phát triển về thẩm mỹ, tinh thần, thể lực và trí óc và có đề nghị là những môn này nên được dùng trong hướng đào tạo chủ đạo [19]Một vài phương pháp giáo dục của Waldorf cũng được tiếp thu bởi những giáo viên của cả trường tư và trường công. Giáo dục Waldorf khuyến khích việc dạy học theo phương thức truyền miệng, việc tập đọc và tập viết được hoãn lại cho đến khi trẻ 7 tuổi [20]. Trong khi học sinh ở các trường khác thì ngay ở những lớp học đầu tiên đã có thể đọc bài một cách rất tốt thậm chí ngay từ khi còn đi nhà trẻ, trong khi học sinh Waldorf thi mãi đến năm lớp 3 mới biết đọc. Nhưng giáo viên tại trường Waldorf không lo lắng về điều đó. Kết hợp cùng với những điều khác biệt khác của Waldorf, ví dụ như học sinh đi học muộn hơn một năm so với bình thường, điều này có nghĩa là học sinh mãi tới năm 9 hoặc 10 tuổi mới biết đọc, chậm hơn một vài năm so với người cùng lứa tuổi. Chính vì thế mà không có gì ngạc nhiên khi nhiều phu huynh học sinh tỏ ra lo lắng. Họ cho con chuyển trường vì mãi tới năm lớp 3 mà đứa trẻ mới biết đọc. Trước khi dạy trẻ cách phát âm và nhận mặt chữ thì ở trường Waldorf bọn trẻ được học cách yêu ngôn ngữ. Điều này dường như là rất hiệu quả ngay cả trong các trường công. Barbara Warren một giáo viên tại trường John Morse ở Sacramento nói rằng, sau 2 năm ứng dụng phương pháp dạy học Waldorf ở học sinh lớp 4 của cô(mà đa phần là người thiểu số) thì số học sinh có thể đọc kha lên tăng từ 45% đến 85%: „ Tôi bắt đầu dừng việc bắt các em đọc nhiều, thay vào đó tôi hay kể chuyện hay đọc thơ cho các em nghe và chúng trở nên rất thích nghe chuyện. Nhiều phụ huynh nói rằng con của họ ở đây có thể là học đọc chậm hơn so với các học sinh khác nhưng chúng bắt kịp rất nhanh ở lớp 3 hoặc 4 và có được những kết quả đáng khen [21]. Một nghiên cứu khác của Sebastian Suggate tim kiếm sự khác biệt giữa việc học từ năm 5 tuổi và năm 7 tuổi, nhưng không tìm thấy có sự khác biệt nào. Tiến sĩ Suggate tiến hành hai cuộc nghiên cứu, một ở nhiều quốc gia so sánh giữa học sinh ở trường Waldorf và học sinh ở trường quốc lập. Mặc dù học sinh ở trường Waldorf học đọc muộn hơn (năm 7 tuổi) so với học sinh khác (năm 5 tuổi) nhưng học sinh Waldorf bắt kịp rất nhanh sau đó đặc biệt vào giai đoạn khi được 11 tuổi [22]. Trên thực tế có rất nhiều người là diễn viên, ca sĩ, đạo diễn nổi tiếng ở khắp mọi nơi trên thế giới là được giáo dục ở những ngôi trường Waldorf [23]